Táo bón khi mang thai có được dùng thuốc không?

3.486 người đã xem

Thuốc nhuận tràng là chỉ định đầu tay trong điều trị táo bón. Nhưng đối với táo bón khi mang thai thì liệu thuốc nhuận tràng có thể sử dụng không? Cùng tìm hiểu các nhóm thuốc nhuận tràng để có cái nhìn đúng đắn nhất về việc sử dụng thuốc nhuận tràng cho phụ nữ có thai.

thuoc-va-ba-bau

Mẹ bầu sẽ gặp phải điều gì khi đối mặt với táo bón?

Chứng táo bón ở bà bầu không phải bệnh lý nhưng táo bón lại gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu. Phân khô cứng ứ lại trong trực tràng gây nên tình trạng khó chịu bí bách cùng tình trạng đau bụng râm ran. Đặc biệt khi táo bón mạn tính không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như giãn trực tràng, sa búi trực tràng, Trĩ hay các trường hợp nhiễm khuẩn, rách hậu môn…

Táo bón khi mang thai và vấn đề sử dụng thuốc

Mẹ bầu nào cũng mong muốn giải quyết vấn đề táo bón để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đau đớn do táo bón hành hạ. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu rất lo lắng vì không thể cải thiện táo bón bằng các biện pháp thay đổi lối sống như: ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước hay tập thể dục nhẹ nhàng. Khi đó, các mẹ thường nghĩ ngay  đến các loại thuốc nhuận tràng.

Trên thực tế thuốc nhuận tràng là phương pháp nhanh nhất để giải quyết táo bón. Nhưng thuốc nhuận tràng có thực sự an toàn với mẹ bầu, đặc biệt với thai nhi? Đây có lẽ là băn khoăn của tất cả các mẹ bầu đang bị táo bón hành hạ. Bởi an toàn cho thai nhỉ mới chính là mối quan tâm lớn nhất của các mẹ. Vậy thuốc nhuận tràng nào có thể đáp ứng được mong muốn an toàn cho thai và hiệu quả cho mẹ.

Thuốc nhuận tràng cơ học

Nhóm này lại được chia thành 2 nhóm nhỏ: nhóm (a) gồm các thuốc làm tăng chất nhầy trong phân như normacol, transilane và macrogol (forlax) và nhóm (b) gồm các chất chứa các chất xơ thực vật như Psyllium, inulin, FOS, pectin… Đây là loại thuốc nhuận tràng ít độc, ít gây kích thích, có thể dùng được nhiều ngày hơn các thuốc khác trong điều trị chống táo bón.

Đặc biệt nhóm chất xơ thực vật có thể tìm thấy trong nhiều loại rau củ quả phổ biến và được sử dụng như một liệu pháp nhuận tràng tự nhiên. Các chất này có tác dụng tăng số lượng phân, làm mềm phân và làm cho phân dễ dàng tống xuất ra khỏi cơ thể. Do đó, thay vì việc sử dụng các thuốc nhuận tràng cơ học, các mẹ nên sử dụng các chế phẩm thảo dược chứa nhiều chất xơ để điều trị táo bón.

Thuốc nhuận tràng làm mềm phân

Đại diện nhóm thuốc này là Docusate (Docusate Natri , Docusat Calci). Bản chất của thuốc là chất diện hoạt anion có tác dụng làm tăng thấm dịch vào trong phân, giúp làm mềm phân.

Ngoài ra, thuốc nhuận tràng nhóm này còn kích thích tăng bài tiết nước, các chất điện giải và ức chế sự hấp thu trực tiếp của glucose và bicarbonat trong hỗng tràng. Do đó mất nước điện giải là một trong những tác dụng không mong muốn xảy ra thường xuyên khi sử dụng nhóm thuốc nhuận tràng này. Một báo cáo trường hợp sử dụng mãn tính docusate natri trong suốt thai kỳ có liên quan đến triệu chứng hạ kali huyết ở trẻ sơ sinh.

Thuốc nhuận tràng bôi trơn

Dầu khoáng, là đại diện điển hình của nhóm thuốc này. Dầu khoáng không hấp thu ở đường tiêu hóa và không gây bất cứ tác dụng bất lợi nào đối với cơ thể. Sự có mặt của dầu khoáng làm bôi trơn trực tiếp bề mặt phân, làm giảm sức căng bề mặt của chất lỏng trong dịch ruột, ngăn cản nước từ trong phân đi ra lòng ruột, làm phân mềm và trơn dễ tống ra ngoài.

Tuy nhiên, nhóm thuốc đại tràng bôi trơn không được qui định sử dụng cho phụ nữ mang thai trong trường hợp sử dụng lâu dài do có ảnh hưởng đến hấp thu các vitamin tan trong sữa mẹ (A,D,E,K) đặc biệt sự thiếu hụt Vitamin K có thể gây giảm hypoprothrombinemia và xuất huyết. Đặc biệt nên tránh dùng dầu thầu dầu do có thể gây co thắt tử cung sớm

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Các đại diện bao gồm: Muối (ví dụ natri clorua, kali clorua), magiê sulfat hoặc citrate, lactulose, sorbitol, polyethylene glycol. Các thuốc nhuận tràng thẩm thấu làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột, kết quả kéo theo nước và điện giải giữ lại trong lòng ruột, gây tăng nhu động ruột và dễ dàng tống xuất phân ra khỏi cơ thể.

Các thuốc nhuận tràng thâm thấu được khuyến cáo hạn chế sử dụng cho mẹ bầu. Việc sử dụng các thuốc nhóm này trong thời gian dài gây ra đầy hơi, mất cân bằng điện giải. Theo khuyến cáo của các bác sĩ tiêu hóa, thuốc nhuận tràng thẩm thấu chỉ nên dùng từ 5-7 ngày, tối đa là 2 tuần và phải bổ sung đầy đủ nước và điện giải để tránh gây ra tình trạng mất nước, mệt mỏi cho các mẹ bầu.

Thuốc nhuận tràng kích thích

Các thuốc nhuận tràng kích thích chống chỉ định cho phụ nữ có thai. Các đại diện điển hình gồm Bisacodyl, senna… Đây là các thuốc gây nhuận tràng bằng cách kích thích gây tăng phản xạ tống phân của đại tràng xích-ma và trực tràng sau 5 đến 20 phút dùng thuốc. Phụ nữ có thai có thể gặp tác dụng phụ như đau bụng, mất cân bằng điện giải và thậm chí gây kích thích tử cung dọa sảy thai.

Tóm lại, các mẹ bầu không nên sử dụng thuốc nhuận tràng để giải quyết vấn đề táo bón. Thậm chí, loại thuốc an toàn nhất cho mẹ bầu là thuốc nhuận tràng cơ học cũng có thể hoàn toàn thay thế bằng một số loại thảo dược để điều trị táo bón cho bà bầu.

Bà bầu bị táo bón nên uống thuốc gì?

Những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng dưới

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng