Khám phá tác dụng chữa táo bón của cây Cẩm Quỳ

2.078 người đã xem

Cây Cẩm quỳ không chỉ là cây cảnh được ưa chuộng mà còn là một dược liệu quý trong y học. Cùng isilax khám phá tác dụng chữa táo bón của cây Cẩm quỳ nhé!

cây cẩm quỳ

Không chỉ có tác dụng trang trí, cây Cẩm quỳ còn là một loại dược liệu quý trong y học (Ảnh minh họa)

Giới thiệu cây Cẩm quỳ

Cây Cẩm Quỳ có tên tiếng Anh là Lavatera, tên khoa học là Malva sylvestris, thuộc bộ Cẩm quỳ. Cây có nguồn gốc từ Tây Âu, Bắc Phi, Châu Á sau đó di chuyển khắp Châu Âu và sang Anh Quốc. Nó cũng đã được trồng tự nhiên ở Đông Úc, một vài nơi ở Hoa Kỳ và Canada.

Về đặc điểm hình thái: Cây Cẩm quỳ có thân nhỏ, phân nhánh, sinh trưởng tốt nhất vào mùa hè. Cây ưa sáng và thích trồng trong chậu, trong bồn. Hoa Cẩm Quỳ có nhiều màu như đỏ, tím, hồng, trắng, vv.

Ý nghĩa của cây Cẩm quỳ trong y học

  • Trong y học, cây Cẩm quỳ có tác dụng chống viêm, được dùng làm cao dán rút độc, bởi hoa và lá Cầm quỳ có đặc tính làm mềm, rất tốt cho những vùng da nhạy cảm
  • Cây Cẩm quỳ nếu kết hợp với cây Bạch đàn dùng làm thuốc chữa ho và các bệnh liên quan đến ngực
  • Lá cẩm quỳ dùng uống đề làm giảm kích thích ruột và nhuận tràng.
  • Cây cẩm quỳ kết hợp với cây bạch đàn làm thuốc chữa bênh ho và các bệnh khác về ngực.
  • Rễ cẩm quỳ kết hợp với cây thục quỳ kích thích mọc răng cho trẻ.
  • Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh có thể dùng dịch chiết cây Cẩm quỳ để cung cấp lượng sắt hữu ích, cũng như kẽm và hầu hết các vitamin.
  • Dịch chiết cây Cẩm quỳ cũng được sử dụng để thay thế rau bina trong nhiều món ăn, bao gồm súp, xà lách, gnocchi và quiche.

Tác dụng chữa táo bón của cây Cẩm Quỳ

Ngoài những tác dụng y học trên, cây Cẩm quỳ còn có một tác dụng vượt trội khác đó là chữa táo bón.

Từ thời Hi Lạp cổ đại và Rome, dịch chiết hoa khô, lá khô và toàn bộ hoa tươi của cây Cẩm quỳ đã được dùng để làm thực phẩm và thuốc. Dịch chiết này có tên gọi là Mallow – xuất phát từ từ “malate” trong tiếng Hi Lạp, có nghĩa là mềm mại, bởi đặc tính chữa bệnh của nó là làm mềm phân ở bệnh nhân táo bón. Nó cũng xuất phát từ từ “malaxos” trong Hi Lạp, có nghĩa là làm trơn trượt, giống như tính chất nhuận tràng của nó. Đúng như vậy, dịch chiết hoa Cẩm quỳ có chứa nhiều chất nhầy rất tốt cho táo bón.

Ngày nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã được thực hiện đã nghiên cứu về việc chữa táo bón của Mallow. Người ta nhận ra rằng:

  • Trong Mallow có hàm lượng chất xơ cao, một trong những chất quan trọng có tác dụng chống táo bón và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả
  • Chất nhầy có trong Mallow giúp làm trơn khối phân và thành trực tràng, ngăn cản sự hấp thu nước trong đại tràng, từ đó làm mềm phân, kích thích tống xuất khối phân ra ngoài cơ thể

Dưới đây là 2 biểu đồ nghiên cứu về việc Mallow làm giảm số lần đi ngoài phân cứng cũng như giảm sự đau đớn của bệnh nhân bị táo bón.

Biểu đồ 1: Mallow làm giảm số lần đi ngoài phân cứng của bệnh nhân bị táo bón

Biểu đồ 1: Mallow làm giảm số lần đi ngoài phân cứng của bệnh nhân bị táo bón

Biểu đồ 2: Mallow làm giảm sự đau đơn khi đi ngoài của bênh nhân táo bón

Biểu đồ 2: Mallow làm giảm sự đau đơn khi đi ngoài của bênh nhân táo bón

Ứng dụng của Mallow (dịch chiết cây Cẩm quỳ) trong các sản phẩm y học hiện đại

Ngày nay, trong các sản phẩm chữa táo bón cho trẻ cũng như của mẹ bầu đều có thành phần Mallow kết hợp với nhiều loại dịch chiết từ thảo dược khác để tạo thành công thức kiểm soát táo bón độc đáo, hiệu quả mà không gây hại.

Các loại thảo dược này được lựa chọn kỹ lưỡng và thu hoạch theo tiêu chuẩn cao nhất tại châu Âu, tiêu chuẩn Dược liệu hữu cơ và định lượng chuẩn hàm lượng hoạt chất. Vì vậy có thể sử dụng an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở liều lượng thích hợp.

Điểm khác biệt giữa thảo dược chữa táo bón với dược chất hóa học chống táo bón

Các hoạt chất chống táo bón lại chỉ hoạt động thông qua một con đường duy nhất hoặc là tăng khối lượng phân (chất xơ), hoặc là hút nước vào lòng ruột (Lactulose, sorbitol, PEG), hoặc làm mềm phân (parafin lỏng, docusate), hoặc là kích thích nhu động ruột để tống phân ra ngoài (Bisacodyl), hoặc chỉ có tác dụng tẩy, thụt tháo (glycerin bơm hậu môn). Cụ thể hơn, các loại hóa chất tân dược tập trung vào sinh bệnh học thay vì phản ứng của cơ thể trẻ đối với tình trạng bệnh lý.

Còn với thảo dược chữa táo bón, các loại thảo dược này bổ sung những thiếu sót của mô hình điều trị táo bón bằng hóa chất tân dược, có khả năng tác dụng trên nhiều cơ chế khác nhau do đó tăng tác dụng chính và giảm các tác dụng phụ, các tác dụng bất lợi. Hơn thế nữa, nó còn giúp trẻ hình thành một hệ đường ruột khỏe mạnh, hấp thu dưỡng chất tốt.

Nguồn: https://hettaobonkeodai.com

Bài viết liên quan

Trẻ bị táo bón ăn mận có tác dụng gì không? Tác dụng của quả mận

chất xơ có tác dụng gì

Chất Xơ Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe Của Trẻ Nhỏ?

Kỳ diệu loại nhựa cây chống táo bón của người châu Âu

Bài viết nên xem

Giải pháp “vàng” cho trẻ táo bón kéo dài từ thảo dược chuẩn Ý

Tác dụng của quả kiwi với bà bầu – Có thể bạn chưa biết

các loại rau trị táo bón

Các Loại Rau Trị Táo Bón Cho Trẻ Mà Mẹ Cần Ghi Nhớ

Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón kéo dài. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng