Táo bón có thể bắt đầu sớm trong thai kì thứ nhất, nhưng thường trở nên trầm trọng hơn kể từ 20 tuần thai. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng táo bón khi mang thai. Một số thai phụ dễ bị táo bón do thiếu chất lỏng hoặc ăn không đủ lượng chất xơ, vì vậy táo bón có thể kéo dài trong suốt thời kì mang thai.
- Có thể bạn quan tâm: Bà bầu đi ngoài ra máu có sao không?
Mục Lục
Điều gì gây ra táo bón của thai kỳ?
Hormon thai kì
Nguyên nhân chính gây táo bón là hormon progesterone, được tạo ra với lượng lớn từ nhau thai vào gần cuối thai kì thứ nhất. Progesteron là một hormone thai kì, nó giúp duy trì một thai kì khỏe mạnh. Một trong những tác dụng chính của progesterone là giãn các cơ trơn, đảm bảo cho thai nhi phát triển an toàn trong bụng mẹ. Các cơ trơn của ruột cũng không ngoại lệ. Progesterone làm giảm tần số và cường độ của các cơn co thắt ruột, khiến vận chuyển trong ruột chậm hơn, giúp tăng cơ hội hấp thu các chất dinh dưỡng và chất lỏng từ thực phẩm. Kết quả là, khối chất thải trở nên khô cứng, kết hợp với việc di chuyển khó khăn, khiến thai phụ không đi vệ sinh thường xuyên hàng ngày và dẫn đến táo bón. Một số phụ nữ mang thai đã có trải nghiệm không đi vệ sinh sau 5 ngày hoặc nhiều hơn.
Bổ sung sắt
Thiếu máu có thể góp phần làm táo bón, do làm giảm trương lực ruột. Nhưng việc bổ sung một số chế phẩm chứa sắt có thể làm cho tình trạng táo bón trở nên nặng hơn.
Sự phát triển của thai nhi
Khi quá trình mang thai của bạn tiến triển, bé trở nên lớn hơn, tạo áp lực lên vùng chậu của mẹ, kết hợp với các cơ sàn chậu giãn, ruột và trực tràng bị nén lại, sẽ làm cho táo bón xảy ra dễ dàng hơn.
Ít vận động
Nếu bà bầu không tập thể dục thường xuyên, toàn bộ hệ thống của cơ thể sẽ hoạt động chậm lại, ghóp phần làm nặng thêm tình trạng táo bón.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị táo bón
Khoảng 40% phụ nữ đang mang thai sẽ mắc táo bón trong bất cứ thời điểm nào trong thai kì. Bà bầu sẽ có nguy cơ mắc táo bón dễ hơn, nếu:
- Không uống đủ chất lỏng, ăn không đủ chất xơ
- Ốm nghén nặng và đang phải vật lộn để ăn nhiều như thường lệ.
- Có hội chứng ruột kích thích (IBS).
Ăn mận có tốt cho bà bầu không? Sai lầm việc bà bầu không được ăn mận