Bé mắc táo bón có ảnh hưởng đến đường ruột không?

Bé nhà em hơn 18 tháng, nặng 9kg, cao 79 cm, là bé trai. Bé hiện đang bú sữa ngoài và ăn dặm. Bé rất hay bị bón, có khi 3 – 4 ngày mới đi một lần. Em xin hỏi chuyên gia, con nhà em mắc táo bón như vậy có ảnh hưởng gì đến đường ruột của con không? Có cách nào trị chữa trị dứt điểm táo bón cho con không ? Xin cám ơn.

Người hỏi: Lê Vân (Quảng Xương, Thanh Hóa)

Trả lời

Hiện cân nặng của bé vẫn ở mức bình thường, (nằm trong khoảng -2SD đến SD), nhưng ở ngưỡng đe dọa suy dinh dưỡng, do gần giá trị -2SD = 8.8 kg (dưới 8,8 kg là suy dinh dưỡng). Còn chiều cao của bé vẫn bình thường nằm trong khoảng (-1SD đến SD). Có thể dự đoán là trẻ mắc táo bón lâu ngày khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng, đồng thời tình trạng thiếu dinh dưỡng, khiến trẻ mắc táo bón nặng hơn (do trương lực ruột yếu).

Táo bón xảy ra khi trẻ đi ngoài phân rắn và khô, 3 ngày liên tiếp không đi tiêu, trẻ có biểu hiện khó khăn khi đi tiêu hoặc đau đớn khi đi tiêu. Trẻ bị táo bón thường có các biểu hiện: sờ nắn bụng thấy những cục phân rắn, bụng chướng, đầy hơi, đau bụng. Trẻ có thể biếng ăn, ăn không tiêu.

Để điều trị dứt điểm táo bón thường đòi hỏi một liệu trình toàn diện, bao gồm việc sử dụng thuốc nhuận tràng, thay đổi hành vi và thay đổi chế độ ăn uống. Trong đó điều chỉnh lại chế độ ăn vẫn là quan trọng nhất:

Về chế độ ăn

  • Nước trái cây: bao gồm nước ép mận, táo, hoặc lê (nước ép trái cây khác không hữu ích). Không cho trẻ em từ 1 đến 6 tuổi uống từ 120 đến 180 mL mỗi ngày; Trẻ em lớn hơn bảy tuổi có thể uống đến hai lần 120 mL nước ép mận mỗi ngày (240ml)
  • Nước lọc 960 mL hoặc nhiều hơn nước hoặc các chất lỏng không phải sữa mỗi ngày, đối với trẻ trên 1 tuổi.
  • Cho trẻ ăn chế độ ăn uống cân bằng, bao gồm ngũ cốc nguyên cám, trái cây và rau củ. Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và quả chín giàu chất xơ: chọn các loại rau quả có tính chất nhậ tràng : rau, củ khoai lang, đu đủ……
  • Để tránh táo bón nặng hơn, bạn có thể tránh cho trẻ ăn nhiều sữa bò, sữa chua, pho mát và kem.
  • Nếu trẻ có biểu hiện của thiếu canxi, hãy cho trẻ đi khám bác sĩ để chắc chắn là bé đã có đủ canxi và vitamin D.

Thay đổi hành vi

Ở trẻ bị táo bón thường xuyên, nên thay đổi hành vi để giúp trẻ phát triển thói quen ruột bình thường. Thiết lập thời gian vệ sinh thường xuyên, nếu trẻ đang tập đi vệ sinh, hãy khuyến khích bé ngồi trong nhà vệ sinh trong 5 đến 10 phút một lần hoặc hai lần một ngày sau khi ăn. Trẻ có nhiều khả năng đi tiêu sau bữa ăn, đặc biệt là bữa sáng:

Sử dụng thuốc nhuận tràng

Nếu việc uống nhiều nước và ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ không đủ để điều trị táo bón lặp lại liên tục của trẻ. Trẻ có thể cần dùng thuốc nhuận tràng. Việc sử dụng thuốc nhuận tràng cần có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ. Một số trẻ cần tiếp tục dùng thuốc nhuận tràng trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Nếu lo lắng về tác dụng phụ của các thuốc nhuận tràng tân dược, cha mẹ có thể lựa chế phẩm thảo dược chống táo bón. Thảo dược chống táo bón thường an toàn và không có tác dụng phụ, kể cả khi dùng kéo dài.

Chúc bé hay ăn chóng lớn!

Ý kiến của bạn

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

x

Đơn đặt hàng Isilax - Thảo dược châu Âu chống táo bón cho Mẹ và Bé

Để đặt mua Isilax Bimbi và Isilax Mamma, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng